Thursday, April 26, 2012

BÀI HỌC 3 ( TAM)


Tam Quy Y : Quy y Phật;  Quy y Pháp;  Quy y Tăng.

*3 Nhân Phật tánh:
- CHÁNH NHÂN: Phật tánh sẳn có của mỗi người.
- DUYÊN NHÂN: Tạo duyên, tự tạo điều kiện (học hỏi).
- LIỄU NHÂN: Tu tập tự làm sáng tỏa Phật tánh của mình (có trí tuệ).

*Tam pháp nhẫn:
- Âm hưởng nhẫn (phàm phu): Nghe pháp hiểu rất ít, nhưng tiếp nhận chánh pháp
- Nhu thuận nhẫn (trung thừa, tiểu thừa): Căn tánh đã mền, nghe chánh pháp đồng ý, tiếp nhận, chịu học hỏi thêm
- Vô sanh pháp nhẫn (chủng tánh đại thừa): Tiếp nhận dễ dàng chánh pháp liễu nghĩa tối thượng thừa và tư tưởng bát nhã theo đó mà hành.

*Tam minh:
- Thiên nhãn minh: Thấy rõ biết tương lai vô biên của tất cả mình và chúng sanh
- Túc mạng minh: Thấy rõ biết quá khứ vô biên của tất cả mình và chúng sanh
- Lậu tận minh: Là quả vị Chánh đẳng chánh giác vô thượng

*TAM TU TỊNH GIỚI (3 giới lớn phải luôn giữ): Của thượng thừa thượng sĩ tối lợi căn (chủng tánh đại thừa) dùng 3 câu để giữ giới mà tu:
1- NHIẾP LỤC NGHI GIỚI: Có tư cách đạo đức, lễ nghi, cao thượng đàng hoàng.
2- TU THIỆN PHÁP GIỚI: Luôn kiểm soát thân khẩu ý, làm tất cả thiện pháp lợi người và lợi mình, sống có chánh niệm.
3- NHIÊU ÍCH HỮU TÌNH GIỚI: Hành động làm ra phải lợi lạc cho chúng sanh không được tổn hại, tu lục độ ba la mật.

*3 cách lễ lạy của Bồ Tát Phổ Hiền:
- PHÁT TRÍ THANH TỊNH LỄ: Là mỗi lần nghĩ đến lời Phật dạy (làm thiện, bỏ ác).
- CHÁNH QUÁN TÂM THÀNH LỄ: Là mỗi lần nghĩ đến và thực hành Bát Chánh Đạo.
- THẬT TƯỚNG BÌNH ĐẲNG LỄ: Là luôn nghĩ đến vạn pháp giai không, duyên sanh như huyễn (thật tướng của vạn pháp là VÔ TƯỚNG).

**Tam thời:
- Nhật xuất thiên chiếu (mặt trời mới mọc)
- Nhật thăng thiên chiếu (mặt trời đứng bóng)
- Nhật một hoàng chiếu (mặt trời sắp lặn)

*Cổng tam quan của chùa là: Tam môn Giải Thoát
- Cửa KHÔNG ;  Cửa VÔ TƯỚNG ;  Cửa VÔ TÁC (vô nguyện)
  
*Vãng sanh là: Đổi qua một trạng thái khác
  *Cực lạc là: Tột cùng an vui (hết khổ), cõi nước thanh tịnh
  *Vô trụ (Bố thí) là: Buông bỏ, xã bỏ, viễn ly,
 không chấp thủ (đam mê) tất cả sáu cảnh.
  
*Ý nghĩa của bát nhã:
- Làm gì cũng không trúng là trúng
- Nói gì cũng không trúng là trúng
- Nghĩ gì cũng không trúng là trúng

No comments:

Post a Comment